Đối với những người sử dụng máy ảnh Canon thì hai loại động cơ lấy nét USM và STM đều được giới thiệu là cho khả năng lấy nét siêu nhanh và êm trong mọi điều kiện. Vậy thì liệu rằng giữa hai loại động cơ lấy nét này có điểm gì khác biệt hay không?
Xem thêm:
- Danh sách các Lens góc rộng dành cho máy ảnh Canon
- Hướng dẫn cách sạc pin máy ảnh Canon chính xác nhất
- Tiết lộ Top 5 máy ảnh đắt nhất thế giới
- Những cổng kết nối thường thấy trên máy ảnh
- Danh sách các thiết bị cần có để quay livestream chuyên nghiệp
Trong bài viết ngày hôm nay, ta hãy so sánh động cơ lấy nét USM và STM của Canon cùng với Máy ảnh Hoàng Tô nhé.
Động cơ lấy nét USM

Công nghệ USM hay còn được gọi là UltraSonic Motor sử dụng dạng vòng, micromotor hoặc nano USM. Những chiếc ống kính sử dụng công nghệ USM xuất hiện lần đầu vào năm 1987. Cùng với đó là sự ra đời của ngàm EF của Canon
Bên trong ống kính sẽ có một bộ phận tiếp nhận năng lượng điện gọi là stato. Khi được cấp tín hiệu từ máy ảnh truyền tới bộ phận này sẽ xoay vòng lấy nét, tạo ra truyền động có tần số siêu âm riêng và rất êm.

Động cơ này được mọi người biết tới với khả năng tự động lấy nét nhanh, thế nhưng sẽ phát ra tiếng ồn trong quá trình lấy nét. Chính vì vậy nên USM sẽ phù hợp hơn với những nhiếp ảnh gia chuyên chụp ảnh tĩnh. Và nó sẽ không phù hợp với những người sử dụng với mục đích lấy nét tự động trong video.
Bạn không nên sử dụng ống kính USM nếu nhu cầu sử dụng của bạn chủ yếu là quay phim và không có bất kỳ mic ngoài nào. Bởi vì như vậy sẽ có thể ghi lại âm thanh khi lấy nét ống kính máy ảnh của bạn. Chuyển động nhanh của ống kính USM cũng sẽ làm cho video bị giật.
Động cơ lấy nét STM

Động cơ lấy nét STM hay còn được gọi là Stepping Motor, xuất hiện từ những năm 2012. Nó cho phép lấy nét tự động một cách mượt mà, đồng bộ và cực kỳ chính xác. Những ống kính sử dụng động cơ này là sự lựa chọn tuyệt vời cho các nhà quay phim nhưng không nhất thiết cho những người chụp ảnh tĩnh liên tiếp.
Xem thêm:
- Hướng dẫn chụp ảnh phơi sáng trên máy ảnh
- Top 5 Gimbal tốt nhất cho máy ảnh
- Top máy ảnh chụp ảnh lấy liền đáng mua nhất
- Những điểm khác nhau giữa máy ảnh Sony A6100, A6400 và A6600
- So sánh sự khác nhau giữa máy ảnh SLR và DSLR
STM có thể được chia thành hai kiểu: kiểu trục vít và kiểu bánh răng. Kiểu trục vít sử dụng tốt hơn cho quay phim. Trong khi đó thì kiểu bánh răng được sử dụng để giảm thiểu kích thước ống kính.

Động cơ STM hoạt động nhờ các bộ chuyển mạch điện tử đưa tín hiệu điều khiển vào stato theo thứ tự và một tần số nhất định. Nhờ đó mà cho khả năng chuyển động nhanh, đồng bộ và cực kỳ chính xác.
Khi bạn khóa nét vào đối tượng thì ống kính sẽ lập tức xác nhận, và nếu đối tượng di chuyển nhưng vẫn ở trong tầm của cảm biến AF thì động cơ sẽ tập trung theo dõi liên tục mà không cần chuyển động tới lui nhiều lần.
Khác biệt giữa USM và STM

Công nghệ USM sẽ nhỉnh hơn về hiệu quả lấy nét cảnh tĩnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng STM ta sẽ thấy vượt trội về khả năng theo dõi,lấy nét liên tục đối tượng di chuyển, cảnh động của một chiếc ống kính.
Khả năng lấy nét của USM và STM là gần như tương đồng với nhau. Dựa vào đặc tính và quá trình sử dụng thực tế của nhiều người thì ta có thể rút ra kết luận như sau:
- STM là thế hệ ra sau, vì vậy sẽ có tốc độ nhanh hơn, mượt mà hơn khi lấy nét liên tục cảnh chuyển động nên sẽ phù hợp hơn với việc quay phim.
- USM được thiết kế để lấy nét nhanh khi chụp ảnh tĩnh và tất nhiên phổ biến hơn. Công nghệ này tối ưu tốt hơn cho việc chụp ảnh, vốn là một nhiệm vụ chính của một chiếc máy ảnh.
Trên đây là những thông tin về động cơ lấy nét USM và STM của Canon. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì khác thì đừng ngần ngại liên hệ với máy ảnh Hoàng Tô để được hỗ trợ nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Máy ảnh Hoàng Tô – Máy ảnh xách tay Nhật
- Địa chỉ: 1025/27A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 7, Tân Bình, Hồ Chí Minh
- Fanpage: https://www.facebook.com/mayanhxachtaynhatban
- Hotline: 090 986 09 10
- Website: https://mayanhhoangto.com
Tác Giả: Anh Tú