Tham khảo kinh nghiệm mua lens máy ảnh cũ

Bạn đã từng mua lens máy ảnh cũ bao giờ chưa? Nếu câu trả lời là chưa học đã mua nhưng mua không như mong muốn thì bài viết này là dành cho bạn. Chúng tôi sẽ giúp bạn vừa có thể mua được lens máy ảnh cũng mà sản phẩm chất lượng tốt với giá rẻ hơn nhiều so với khi bạn mua lens mới.

Có nhiều lý do dẫn tới việc bạn quyết định mua lens máy ảnh cũ có thể là do ngân sách hạn hẹp, loại lens mà bạn mong muốn không còn hàng hoặc đã ngưng sản xuất,…Tuy nhiên việc mua lens máy ảnh cũ tiềm ẩn nhiều rủi ro về chất lượng và giá cả nếu như bạn không có kinh nghiệm mua hàng cũ thì rất dễ bị lừa mua phải hàng kém chất  lượng hay độn giá lên. 

Đừng lo lắng đừng lo lắng mayanhxachtaynhat.com sẽ chi sẻ tất tần tật trong bài viết này để bạn có thể tham khảo kinh nghiệm mua lens máy ảnh cũ. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Có nên mua lens máy ảnh cũ không?

Có nên mua lens máy ảnh cũ không?
Có nên mua lens máy ảnh cũ không?

Ống kính đặc biệt quan trọng trong máy ảnh  dù là một chiếc máy ảnh DSLR hay Mirrorless với ống kính tháo rời đều không thể chụp được ảnh khi không có ống kính.  Khi không có ống kính máy ảnh thì ánh sáng sẽ đi thẳng vào cảm biến trong thân máy mà không có sự điều chỉnh bên sẽ dẫn đến việc bạn nhận được một bức ảnh màu trắng.

Khi mua một chiếc máy ảnh thường thì sẽ có ống kính đi kèm theo (lens kit). Nhưng hầu hết chúng là loại ống kính đa dụng, chất lượng không tốt vì không chuyên về một loại ảnh nhất định nào. Chính vì vậy mà bạn muốn chụp ảnh chuyên nghiệp hơn tối ưu hoàn hảo được đối tượng được chụp thì bạn cần mua những ống kính phù hợp hơn.

Nếu như bạn có điều kiện có thể lựa chọn mua những ống máy ảnh mới thì cũng được. Nhưng nếu bạn nếu bạn hạn hẹp ngân sách hơn hoặc loại lens bạn cần tìm trên thị trường không còn hàng thì mua lens cũ cũng là một lựa chọn không tồi nếu bạn biết lựa thì bạn có thể mua lens máy ảnh cũ với giá rẻ mà chất lượng lại không kém gì nhiều so với lens mới nha.

Kinh nghiệm mua lens máy ảnh cũ

Để có thể mua được lens máy ảnh cũ với giá cả và chất lượng tốt bạn có thể tham khảo những kinh nghiệm chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Tìm kiếm sản phẩm và kiểm tra giá

Tìm kiếm sản phẩm và kiểm tra giá
Tìm kiếm sản phẩm và kiểm tra giá

Bạn có thể tìm kiếm những thông tin trong các hội nhóm trên các trang mạng điện tử như Facebook hay công cụ tìm kiếm như Google. Nhưng tốt nhất bạn nên mua ở trên Facebook bởi vì ở nền tảng này có rất nhiều hội nhóm bán hàng chia thành từng nhóm riêng biệt. 

Đối với đồ nhiếp ảnh thì còn được chia theo hãng, theo nơi bán, theo thể loại Lens AF hay MF nữa, tiện dụng cho bạn thoải mái chọn lọc, so sánh và lựa chọn. Tìm mua lens trên đây cũng rất đơn giản bạn chỉ việc vào khung tìm kiếm, gõ tên món đồ cần tìm rồi bấm nút Search là sẽ thấy kết quả.

Khác với khi mua ống kính mới có giá niêm yết nhất định thì khi mua ống kính cũ có một mức giá rất đa dạng không nhất định mà sẽ tùy thuộc vào tình trạng, mẫu mã cũng như người bán khác nhau. Quan trọng là việc tìm thông tin từ nhiều nguồn với thời gian rao bán khác nhau thì bạn có thể ước lượng được khoảng giá của ống kính mà mình cần mua.

Đặc biệt, giá bán ở trên đây bạn có thể thương lượng thêm với người bán nhưng bạn cần phải check giá kỹ để tránh bị hớ giá và đưa ra mức giá tốt cho mình và cả người bán để dễ dàng hơn khi mua hàng. 

Liên hệ người bán

  • Việc này nhằm mục đích xem món đồ này đã được bán chưa.
  • Và có thể hỏi thêm người bán những thông tin liên quan mà bạn chưa nắm được trong bài viết họ đăng tải.
  • Trao đổi thêm về giá cả.
  • Và có thể hẹn người bán đến test lens trực tiếp.
  • Đưa ra các điều kiện khi giao dịch.

Kiểm tra lens

Kiểm tra phụ kiện đi kèm
Kiểm tra lens máy ảnh

Kiểm tra phụ kiện đi kèm

  • Thường thì ống kính sẽ có 2 nắp che ống kính trước và sau, một số ống thì có kèm theo Hood (loa che nắng), ống kính cũ thì nhiều khi người bán còn hào phóng tặng kèm luôn Filter (kính lọc). Bạn hãy kiểm tra xem đã có đầy đủ chưa nhé.
  • Ngoài ra bạn có thể kiểm tra xem có filter có kèm theo không nếu có thì càng tốt nhé nhưng nếu không có thì cũng không sao, nên có Hood, cáp trước và sau zin theo ống là được rồi. Không cần yêu cầu có đủ tất cả các phụ kiện nhưng mức độ đầy đủ phải tỉ lệ thuận với giá trị của ống kính.

Kiểm tra ngoại hình của ống kính

  • Bạn cần kiểm tra toàn bộ phía ngoài xem có bị trầy xước, cấn vỡ chỗ nào không. Nếu có bị trầy xước nhẹ thì cũng không sao. Nhưng nếu bị cấn, móp, vỡ thì tốt nhất là không nên mua vì điều này có thể ảnh hưởng đến thấu kính bên trong, chưa kể là khi đó ngoại hình của ống kính cũng quá tệ.
  • Bạn có thể kiểm tra các vòng lấy nét, vòng Zoom xem có xoay mượt mà không, có bị kẹt, bị rít hay lựng khựng chỗ nào không, có những ống kính trang bị vòng zoom, vòng lấy nét bằng cao su, qua một thời gian dài sử dụng sẽ bị hiện tượng mục, nhão, bong cao su…..
  • Xem xét các ốc vít trên tất cả các khu vực thân ống, đuôi cũng như đầu ống kính xem có từng bị tháo mở hay chưa. Nhưng đối với các ống kính cổ lấy nét hồi xưa giá khoảng 1-2tr đổ lại thì lens có mở rồi cũng không quan trọng lắm, riêng các ống kính có Auto Focus sau này thì việc mở ống kính không đúng kỹ thuật sẽ ảnh hưởng đến khả năng lấy nét của ống kính.
  • Kiểm tra thêm các chân mạch tiếp xúc phía sau lens xem tình trạng có còn tốt không, có gãy, mẻ, rơi rụng chân nào không.
  • Bạn có thể nhìn trực tiếp bằng mắt thường từ kính trước hoặc kính sau để quan sát các lỗi của ống kính hay xem lens các dấu hiệu bất thường có thể xảy ra với thấu kính. 
  • Bạn cần dùng đèn như Flash của điện thoại hoặc soi dưới ánh đèn hay ánh mặt trời là có thể thấy được một số lỗi khó hơn thì thì sẽ không nhìn bằng mắt thường được.
  • Xem kính trước nếu có bị trầy xước nhỏ thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến chất lượng hình ảnh nhưng nếu bị vết xước trên kính sau sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đó.
  • Kiểm tra bề mặt kính trước xem có bị bong, tróc lớp Coating (lớp tráng phủ)
  • Kiểm tra các thấu kính bên trong xem có bị đọng hơi nước không.
  • Kiểm tra các thấu kính xem có bị nấm mốc, rễ tre do hơi ẩm, đây là lỗi mà hầu hết ai cũng e ngại vì nó có khả năng lây lan ra nhiều hơn hoặc thậm chí là lan sang các ống kính khác nếu bạn để chung ống kính với nhau hoặc nếu để lâu thì sẽ bị nặng hơn dẫn đến hư luôn thấu kính.

Gắn ống kính lên chính máy của bạn để test​

Gắn ống kính lên chính máy của bạn để test​
Gắn ống kính lên chính máy của bạn để test​

Test xem thân có nhận ống kính hay không

Bạn test nhưng vậy để đảm bảo ống kính mà bạn dự tính mua sẽ gắn lên và hoạt động được trên máy của bạn vì có một số lý do nào đó mà máy ảnh sẽ không nhận ra được ống kính nếu việc này xảy ra mà bạn đã mua lens đó dỗi sẽ dẫn đến việc bạn vừa mất tiền mà máy ảnh lại không dùng được.

Test lấy nét

  • Đối với lens AF (auto focus): Bạn hãy mở khẩu lớn nhất trên lens chụp từ khoảng cách gần nhất cho tới xa nhất để coi tốc độ lấy nét thế nào, quá trình lấy nét có mượt không, có lựng khựng chỗ nào không, mở ảnh lên coi lấy nét có chính xác không. Nếu như máy có live view thì bật live view để xem tốc độ cũng như sự chính xác trong quá trình lấy nét với liveview
  • Đối với lens MF (manual focus): Thì bạn xoay vòng nét để lấy nét xem có gặp vấn đề hay khó khăn gì không, một số lens MF để lâu ngày sẽ bị khô dầu và đóng bụi nên sẽ bị kẹt khó lấy nét.

Thông qua bài viết  “Tham khảo kinh nghiệm mua lens máy ảnh cũ” trong chuyên mục kiến thức mayanhxachtaynhat.com hy vọng bạn đã có kinh nghiệm khi mua lens máy ảnh cũ. Nếu bạn còn có bất cứ thắc mắc nào xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất nhé!

Hiện nay tại cửa hàng chúng tôi chuyên kinh doanh các mặt hàng máy ảnh cũ như là Sony A6000 xách tay, Sony H400 xách tay giá rẻ hoặc ống kính cũ như là Viltrox 23 1.4,… ngoài ra còn rất nhiều mặt hàng khác bạn có thể tham khảo thêm.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Máy ảnh Hoàng Tô – Máy ảnh xách tay Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *