Cảm biến máy ảnh là gì? Có bao nhiêu loại? Nên chọn loại nào?

Cảm biến máy ảnh là bộ phận không thể thiếu và được xem là linh hồn, là trái tim của mỗi chiếc máy ảnh. Tất nhiên, sẽ có rất nhiều loại cảm biến với kích thước, đặc điểm và những chức năng khác nhau.

Vậy làm thế nào để nhận biết và chọn được một chiếc máy ảnh có cảm biến phù hợp, mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của mayanhhoangto.com. Chúng tôi sẽ giải thích khái niệm, phân loại cũng như đưa ra các tiêu chí quan trọng nhất khi chọn cảm biến.

Cảm biến máy ảnh là gì?

Cảm biến máy ảnh là linh hồn của mỗi chiếc máy chụp hình
Cảm biến máy ảnh là linh hồn của mỗi chiếc máy chụp hình

So sánh cảm biến như trái tim của máy ảnh là điều rất phù hợp bởi nó thực chất chỉ là một tấm silicon chứa các tế bào quang điện. Chức năng của bộ phận này là thu nhận ánh sáng và chuyển đổi những gì người chụp thấy qua kính ngắm hoặc màn hình LCD thành hình ảnh.

Cụ thể, cảm biến sẽ quyết định tới kích cỡ ảnh, độ phân giải, khả năng chụp thiếu sáng, độ sâu trường ảnh, dải nhạy sáng, ống kính và thậm chí là kích thước của máy ảnh. Nói chung, cảm biến máy ảnh quyết định chất lượng của một tấm ảnh đẹp hay xấu

Kích thước cảm biến cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến những gì bạn nhìn thấy qua khung ngắm. Nhìn chung, các cảm biến nhỏ thường thu được ít cảnh hơn so với cảm biến toàn khung hình.

Để mang lại một bức ảnh chất lượng thì số lượng và kích cỡ của Pixel cũng là yếu tố đáng để tâm. Đây là những điểm nhạy sáng nằm trên bề mặt của cảm biến.

Những bài viết có thể bạn quan tâm: Máy ảnh có từ khi nào?, Cách chụp ảnh phong cách cổ điển đẹp nhất, Máy ảnh Pentax loại nào tốt?

Phân loại cảm biến máy ảnh

Có hai loại cảm biến máy ảnh là CCD và CMOS
Có hai loại cảm biến máy ảnh là CCD và CMOS

Dựa theo cơ chế

CCD và CMOS là hai loại cảm biến được sử dụng trong hầu hết máy ảnh ngày nay. Cả hai đều thực hiện nhiệm vụ biến các tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện tử. Vậy đâu là những điểm khác nhau giữa chúng.

Cảm biến CCD

CCD là một trong những công nghệ xuất hiện từ rất sớm trên các máy ảnh kỹ thuật số. Chất lượng hình ảnh mà nó đem lại được đánh giá vượt trội hơn so với CMOS với dải tương phản động và khả năng kiểm soát nhiễu tốt hơn.

Cho đến nay, CCD vẫn được sử dụng phổ biến trong các mẫu máy ảnh du lịch giá rẻ. Tuy nhiên nó lại có nhược điểm khá lớn là khó lắp ráp và tiêu thụ nhiều điện năng nên các nhà sản xuất đã dần chuyển sang công nghệ cảm biến CMOS.

Cảm biến CMOS

Hình ảnh của cảm biến CCD và CMOS
Hình ảnh của cảm biến CCD và CMOS

Tuy chất lượng sản phẩm mà cảm biến máy ảnh CMOS thuở ban đầu không cao bằng CCD nhưng đã có nhiều sự cải tiến với sự phát triển của công nghệ ngày nay. Nó đã được tích hợp nhiều chức năng hơn, hoạt động hiệu quả, tốn ít năng lượng và đáp ứng nhu cầu chụp tốc độ cao.

Các cảm biến khác

Ngoài hai loại cảm biến tên tuổi phía trên thì vẫn còn nhiều loại khác được ra đời nhằm đáp ứng cho nhiều dòng máy ảnh khác như:

  • Cảm biến Foveon X3 mới hơn, dựa trên công nghê CMOS, chỉ được sử dụng trong các máy ảnh compact và DSLR của Sigma.
  • Cảm biến Live MOS cũng là một cái tên đáng chú ý, được sử dụng cho dòng máy ảnh DSLR của các hãng Leica, Olympus và Panasonic.

Dựa theo kích thước

Cảm biến Medium Format
Cảm biến Medium Format

Như đã đề cập ở phần trên, kích thước cảm biến cũng là yếu tố rất quan trọng. Do đó bạn cần nắm rõ có những kích cỡ cảm biến nào và tính năng nổi trội của từng loại là gì.

Medium Format

Đây là kích thước lớn nhất mà cảm biến máy ảnh được sản xuất ở thời điểm hiện tại. Cụ thể, bạn có thể tìm thấy cảm biến 43.8mm x 32.8mm (máy ảnh Pentax) và 40.2mm x 53.7mm (vài dòng máy Hasselblad và PhaseOne)

Theo lý thuyết, chúng có thể đem lại chất lượng ảnh cao hơn những loại khác vì thu được nhiều ánh sáng để tái tạo hình ảnh. Ngoài ra số lượng pixel trên cảm biến cũng được tăng cường. Do đó, chi phí của Medium Format thường khá đắt và chỉ có ở những dòng máy ảnh chuyên nghiệp chẳng hạn như DSLR.

Full Frame

Cảm biến máy ảnh Full Frame cũng khá phổ biến trên thị trường với thông số 36mm x 24mm, tương đương với khung phim 35mm tiêu chuẩn. Với kích thước này, máy sẽ chụp được chính xác những gì mà bạn thấy qua khung ngắm.

Cảm biến máy ảnh Full Frame
Cảm biến máy ảnh Full Frame

Điểm đặc biệt của nó là có thể mang lại độ sâu trường cực kỳ nông khi được kết hợp với các ống kính khẩu độ rộng. Tính năng này rất thích hợp cho việc chụp ảnh Macro và hoặc quay Video. Cảm biến này thường có ở máy ảnh DSLR hàng đầu và máy ảnh không gương lật.

APS-H

Hầu hết các dòng máy ảnh DSLR ngày này đều được trang bị cảm biến máy ảnh APS-H. Kích thước của nó là 28.7mm x 19mm, có số điểm ảnh tương đối lớn và vừa đủ để tăng tốc độ và hiệu suất ISO.

Hệ số Crop của cảm biến này tương ứng giữa hai khung hình ở mức 1,3 lần. Vì vậy, một ống kính 24 mm được sử dụng với cảm biến này sẽ cung cấp độ dài tiêu cự hiệu quả gần bằng với 31mm.

APS-C

Cảm biến APS-C
Cảm biến APS-C

APS-C sở hữu kích cỡ nhỏ hơn một chút so với APS-H và có thông số cụ thể là 23.6mm x 15.8mm. Nó có mặt trên các máy ảnh không gương lật của những thương hiệu lớn như Canon, Nikon, Pentax và Sony. Tuy nhiên mỗi hãng sẽ có sự thay đổi nhỏ trên cảm biến APS-C mà họ sử dụng.

Trước đó, loại cảm biến này được dùng phổ biến trong các máy ảnh DSLR tầm trung. Nó có thể đảm bảo sự cân bằng tốt giữa tính di động của hệ thống, chất lượng hình ảnh và sự linh hoạt của ống kính.

Four Thirds

Four Thirds có kích thước 17.3mm x 13mm và được xem là một tiêu chuẩn DSLR mở do Olympus và Kodak tạo ra. Nó được sử dụng trong tất cả các dòng máy ảnh DSLR của Olympus và Panasonic Four Thirds và Micro Four Thirds.

Ngoài ra, cảm biến Four Thirds có hệ số crop gấp đôi, tăng gấp đôi độ dài tiêu cự hiệu quả của ống kính được gắn.

Cảm biến CX (1 inch)

Cảm biến CX (1 inch)
Cảm biến CX (1 inch)

Lợi thế của loại cảm biến máy ảnh này là kích thước nhỏ gọn, linh hoạt nhưng có hiệu suất cao. CX còn được gọi là cảm biến 1 inch (13.2 x 8 mm) với hệ số crop 2,7 lần và hiện đang được sử dụng trên rất nhiều loại máy ảnh nhỏ, đặc biệt là compact bỏ túi.

Các ống kính trên các máy ảnh này thường bị giới hạn khoảng 24mm-70mm hoặc 24mm-100mm. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh thường rất tốt. Hơn nữa, nhiều loại máy còn có khẩu độ tối đa rộng cho phép thu được nhiều ánh sáng hơn.

1/1.7 inch

Dù có kích thước khiêm tốn với 7.6mm x 5.7mm nhưng loại cảm biến máy ảnh này lại có một lợi thế rất nổi trội. Nó có thể giúp việc tách đối tượng khỏi nền dễ dàng hơn một chút và thường mang lại hiệu suất tốt hơn khi chụp trong điều kiện thiếu sáng.

Cảm biến 1/1.7 inch có trong máy ảnh nhỏ
Cảm biến 1/1.7 inch có trong máy ảnh nhỏ

Loại cảm biến này từng rất được ưu ái cho các máy ảnh compact. Tuy nhiên nó đã giảm đi độ thông dụng cảm biến 1 inch cũng có những chức năng tương tự như tối ưu hơn.

1/2.3 inch

Nằm cuối cùng trong danh sách này là loại cảm biến có kích thước 6.3mm x 4.7mm, hỗ trợ độ phân giải từ 16 – 24 MP. N. Kích thước này rất phù hợp với máy ảnh nhỏ gọn có ống kính dài, chẳng hạn như các máy ảnh siêu zoom Panasonic ZS70/TZ90 hay Canon PowerShot SX730 HS.

Nó từng rất phổ biến với những máy ảnh compact bỏ túi nhưng dần mất đi vị thế vì sự xuất hiện của những cảm biến máy ảnh có kích thước lớn. Chất lượng hình ảnh của cảm biến 1/2.3 inch có thể chấp nhận được nhưng thường bị nhiễu hạt và mờ trong điều kiện thiếu sáng.

Các tiêu chí chọn cảm biến máy ảnh phù hợp

Các tiêu chí chọn cảm biến máy ảnh phù hợp
Các tiêu chí chọn cảm biến máy ảnh phù hợp

Độ phân giải của cảm biến

Theo lý thuyết, số megapixel trên cảm biến càng lớn thì hình ảnh của bạn sẽ càng đẹp, tuy nhiên điều này không đúng hoàn toàn. Bạn cần xét thêm một yếu tố khác là số pixel phải phù hợp với kích thước của cảm biến.

Tốt nhất, người mua nên căn cứ vào mục đích sử dụng để chọn độ phân giải của cảm biến máy ảnh. Nếu bạn có nhu cầu chụp ảnh để in với kích thước lớn, độ phân giải là một yếu tố cần thiết. Đối với ảnh chụp để chia sẻ trực tuyến hoặc in thông thường, độ phân giải sẽ ít quan trọng hơn.

Loại máy ảnh

Mỗi dòng máy ảnh thường sẽ tương đương với một số loại cảm biến nhất định, chẳng hạn như:

  • Máy ảnh không gương lật mirrorless nhỏ gọn: 1/2.3 inch; 1 inch; Micro Four Thirds 4/3 inch
  • Máy ảnh compact tiên tiến: APS-C; 2/3 inch; 1,5-inch
  • Máy ảnh ngắm và chụp tiêu chuẩn: 1/2.3 inch; 1/1.7 inch
  • Điện thoại thông minh: 1/3 inch; 1/1.5-inch; 1/2.3 inch

Qua bài viết, chuyên mục kiến thức đã giúp các bạn hiểu cảm biến máy ảnh là gì, có chức năng gì và các phân loại thế nào. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết, các bạn có thể chọn được sản phẩm đúng với nhu cầu của bản thân nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Máy ảnh Hoàng Tô – Máy ảnh xách tay Nhật

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *