Làm thế nào để sắp xếp bố cục chụp ảnh chân dung một cách hợp lý là câu hỏi khó dành cho những ai mới bước chân vào lĩnh vực nhiếp ảnh. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì vẫn có một số quy tắc cơ bản cho kỹ thuật này, bạn chỉ cần áp dụng là đã có thể cho ra lò những bức hình chất lượng.
Bên cạnh việc sở hữu những thiết bị điện thoại hay máy ảnh chất lượng thì người thợ chụp cần phải có đôi mắt tinh tường cùng sự khéo léo để sắp xếp bố cục. Nếu các bạn là người mới, hãy tuân thủ những nguyên tắc về bố cục khi chụp ảnh chân dung được Mayanhhoangto.com tổng hợp dưới đây để sản phẩm có được tính nghệ thuật cao nhất nhé!
Top 7 bố cục chụp ảnh chân dung cơ bản nhất

Bố cục 1/3
Quy tắc này có thể áp dụng cho nhiều bối cảnh chụp khác nhau, đặc biệt nó sẽ phát huy tác dụng tối đa khi chụp ảnh chân dung. Nguyên tắc này rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng hai đường dọc và hai đường ngang để chia đều khung hình thành 9 phần. Lúc này, chân dung của người sẽ được căn chỉnh sao cho nằm tại những điểm giao nhau.
Bố cục chụp ảnh chân dung cơ bản này sẽ mang lại sự cân bằng về cả không gian và thời gian cho bức ảnh. Để có được sự hoàn hảo, bạn cần ưu tiên đặt những chi tiết quan trọng như đôi mắt, người mẫu hoặc đường chân trời,… vào những đường thẳng hoặc các điểm giao nhau một cách tự nhiên nhất.
Những kiến thức nhiếp ảnh có thể bạn quan tâm: Lens là gì?, Mật độ điểm ảnh PPI là gì?, Cách tạo hiệu ứng ảnh đẹp.
Bố cục chụp lột tả sắc thái đôi mắt

Đôi mắt thường được gắn liền với hình ảnh “cửa sổ tâm hồn”, điều này hoàn toàn đúng khi áp dụng trong lĩnh vực nhiếp ảnh và đặc biệt là chủ đề chân dung. Với bất cứ bức ảnh nào có chủ thể là con người, hầu hết người xem đều sẽ tập trung vào đôi mắt để cảm nhận cái hồn của tác phẩm.
Do đó khi sắp xếp bố cục chụp ảnh chân dung, bạn đừng quên lấy nét và làm nổi bật đôi mắt của người mẫu. Nếu bạn vô tình bỏ qua điểm nhấn này, tổng thể bức ảnh trông sẽ tăm tối và mờ nhạt hơn rất nhiều. Hơn nữa, người xem cũng sẽ không cảm thấy ấn tượng và dừng lại để chiêm ngưỡng nó.
Quy luật khoảng trống

Đối với nhiếp ảnh, người chụp cần để cho mẫu một khoảng không gian để nhìn trong mọi trường hợp. Không nên để mặt của chủ thể sát với rìa ảnh, dễ gây nên cảm giác bí bách và chật chội.
Đôi khi, quy luật khoảng trống sẽ được áp dụng khi người chụp muốn điều hướng ánh nhìn của người xem đến một yếu tố quan trọng nào đó trong bức ảnh. Việc để cho khoảng trống nhiều hay ít sẽ tùy vào mục đích, yêu cầu của mẫu hay stylist.
Áp dụng sự đơn giản, tối giản

Sự đơn giản hóa vấn đề hoặc sự vật đôi khi sẽ hay hay nhiều so với những yếu tố phức tạp. Thực tế, nền giản dị lại chính là bố cục chụp ảnh chân dung giúp tối ưu hóa sự tập trung và làm nổi bật chủ thể.
Thậm chí các nhiếp ảnh gia còn có thể tạo ra bố cục tối giản bằng cách zoom vào một phần đối tượng và tập trung vào chỉ một hoặc một vài chi tiết nào đó. Việc lược bỏ bớt những chi tiết thừa cũng giúp bạn dễ lấy nét và căn chỉnh bố cục hơn rất nhiều.
Bố cục trung tâm

Đây được xem là một trong những bố cục chụp ảnh cơ bản nhất mà bất cứ người chụp ảnh không chuyên nào cũng có thể áp dụng. Nó mang lại một số hiệu quả nhất định khi chụp ảnh chân dung như không khiến người chụp mất quá nhiều thời gian để tạo ra một bức ảnh toàn diện.
Tuy nhiên, đây thường được xem là phương án cuối cùng vì nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường ưu tiên chọn những góc chụp đẹp nhất cho người mẫu ảnh.
Bố cục đường thẳng

Thông thường, mắt người sẽ dễ chú ý đến những sự vật hoặc yếu tố xuất hiện theo đường thẳng trong khung hình. Nhiếp ảnh gia hoàn toàn có thể tận dụng hiệu ứng này để sắp xếp bố cục chụp ảnh chân dung. Có rất nhiều đường thẳng tự nhiên như lề đường, hàng rào, đường ray, hàng cây,… để người chụp mang vào khung hình.
Tuy nhiên, nhiếp ảnh gia nên lưu ý không đặt người mẫu vào điểm hội tụ của hai đường thẳng. Điều này vô tình khiến tác phẩm mất đi chiều sâu và tính nghệ thuật.
Bố cục theo khuôn mẫu lặp lại

Không chỉ có đường thẳng mà mắt người còn bị thu hút bởi những vật thể có hình dạng, màu sắc giống nhau và đặt cạnh nhau. Có rất nhiều bối cảnh như vậy trong tự nhiên và cuộc sống như đồng hoa, hàng ghế trên sân vận động, các tiệm bán trang phục,…
Bạn nên nhớ rằng, mỗi bố cục liệt kê ở trên đều phải được lựa chọn dựa theo nhiều yếu tố như kỹ năng người chụp, góc chụp hay thời điểm chụp. Để biết được bản thân đã làm đúng hay chưa, bạn có thể thử nghiệm với một vài tấm ảnh và tự cảm nhận hoặc xin ý kiến từ những người có kinh nghiệm.
Trên đây là những bố cục chụp ảnh chân dung được chuyên mục kiến thức – Mayanhhoangto.com tổng hợp để giúp các bạn mới vào nghề nắm được lý thuyết căn bản. Chỉ cần bạn đủ khéo léo để hướng người xem tới chủ thể của bức ảnh thì chắc chắn đó sẽ là một tác phẩm thành công.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Máy ảnh Hoàng Tô – Máy ảnh xách tay Nhật
- Địa chỉ: Số 1025/27A đường Cách Mạng Tháng Tám – phường 7 – quận Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh
- Fanpage: https://www.facebook.com/mayanhhoangto
- Hotline: 090 986 09 10
- Website: https://mayanhhoangto.com